Người tiểu đường luôn duy trì một chế độ ăn uống kiêng khem khắt khe để đảm bảo đường huyết ở mức an toàn. Vậy người tiểu đường có ăn yến được không và yến sào mang lại lợi ích gì cho bệnh nhân tiểu đường. Trong bài viết sau, các chuyên gia sẽ giúp bạn trả lời thắc mắc trên đồng thời hướng dẫn cách chế biến yến sào thơm ngon hiệu quả nhất.
1. Người tiểu đường ăn yến được không?
1.1. Thành phần của yến sào
Tổ yến sào được hình thành từ chính nước bọt của chim yến tiết ra và kết dính thành tổ. Hiện nay, các nhà khoa học đã phân tích ra trong tổ yến có chứa khoảng 18 loại axit amin thiết yếu với nhiều công dụng khác nhau hỗ trợ cải thiện sức khỏe. Cùng với đó là hơn 30 nguyên tố vi lượng giúp phát triển thể chất ở người trẻ và bồi bổ thể lực ở người trung niên, người già.
Thành phần dinh dưỡng của yến sào:
- Khoảng 55% là protein (chất đạm)
- 31 nguyên tố vi lượng gồm các khoáng chất: Ca, Fe, Zn, Mn, Mg, Cr, Cu, Se…
- Các acid amin quan trọng: Leucine (4.56%), Isoleucine (2.04%), Phenylalanine (4.50%), Acid aspartic (4,64%), Threonine (4,74 %), Valine (4,12%), Serin (5,86%)…
1.2. Tiểu đường có ăn được yến sào không?
Tổ yến được hình thành từ 100% nước dãi của con chim yến, vì vậy trong thành phần hoàn toàn không chứa đường. Vì vậy, người bị bệnh tiểu đường có thể yên tâm sử dụng mà không lo ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, yến sào còn chứa nhiều khoáng chất, chất đạm và các nguyên tố vi lượng giúp bổ sung dưỡng chất và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.
2. Công dụng tổ yến với người bệnh tiểu đường
Với thành phần giàu dưỡng chất quý, yến sào mang lại nhiều lợi ích cho người tiểu đường:
– Ổn định đường huyết:
Trong tổ yến chứa 2 loại acid amin là leucine và isoleucine có tác dụng hỗ trợ điều tiết hàm lượng đường trong máu, ngăn ngừa tình trạng đường huyết tăng cao. Phenylalanine hỗ trợ quá trình hình thành Hemoglobin (có tác dụng vận chuyển Oxy và Glucose nuôi cơ thể) là nhân của hồng cầu, giúp bổ máu. Do đó, ăn tổ yến sào sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt đường huyết ở mức ổn định.
– Ngăn ngừa sự đề kháng Insulin của cơ thể:
Theo nghiên cứu được đăng trên trang NCBI (National Center for Biotechnology Information – trung tâm dữ liệu sinh học quốc gia) là trung tâm Y khoa Quốc gia hàng đầu Hoa Kỳ, tổ yến có khả năng phòng ngừa sự đề kháng insulin, giúp đường đi vào tế bào dễ hơn để tạo năng lượng cho cơ thể.
– Bổ sung dưỡng chất cho người tiểu đường:
Người bệnh tiểu đường thường thiếu chất do quá trình kiêng khem kéo dài. Vì vậy những chất dinh dưỡng quý trong tổ yến sào chính là 1 nguồn bổ sung lý tưởng cho người bệnh mà không chứa các chất gây ảnh hưởng đường huyết.
– Cải thiện và tăng cường sức đề kháng:
Các acid amin trong yến sào như Serine, Alanine giúp cơ thể tăng sức đề kháng, giải tỏa căng thẳng, giảm stress, giúp người bệnh hạn chế được các biến chứng nhiễm trùng, lở loét của bệnh tiểu đường.
– Giúp mau lành vết thương:
Người bệnh tiểu đường dễ bị tổn thương, viêm nhiễm hơn so với người bình thường và các vết thương thường rất lâu lành. Tyrosin trong yến sào có tác dụng hồi phục nhanh cơ thể khi bị tổn thương hồng cầu. Một số Acid Amin có hàm lượng cao như Acid Aspartic (4,69%), Proline (5,27%), Valin (4,12%) giúp phục hồi các tế bào cơ, mô tế bào.
Như vậy có thể khẳng định rằng tổ yến sào rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Việc sử dụng món ăn này thường xuyên sẽ giúp cải thiện một cách đáng kể tình trạng căn bệnh đồng thời bảo vệ tốt sức khỏe bệnh nhân, hạn chế biến chứng nguy hiểm.
3. Liều lượng dùng yến sào cho người bệnh tiểu đường
Yến sào rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường tuy nhiên để đảm bảo an toàn và phát huy hết tác dụng của yến sào, bạn cần sử dụng đều đặn và đúng liều lượng:
- Trong giai đoạn điều trị: Người bệnh nên dùng đều đặn 5gr tổ yến rút lông mỗi ngày, trung bình dùng khoảng 150gr yến sào 1 tháng.
- Sau khi việc điều trị có kết quả tốt: Nên giảm xuống dùng cách ngày 1 lần 5gr yến sào, trung bình 100gr 1 tháng.
- Ngoài ra người bệnh nên tham khảo bác sĩ về liều lượng trước khi sử dụng yến sào.
4. Cách chế biến yến sào dành cho người bị tiểu đường
Người tiểu đường ăn yến cần hạn chế đường hoặc sử dụng đường ăn kiêng đặt biệt. Dưới đây là 3 cách chế biến yến sào cho người tiểu đường đảm bảo bệnh nhân vẫn được thưởng thức những món ăn thơm ngon mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe:
– Chưng tổ yến sào với táo tàu khô
Nguyên liệu:
- 4g tổ yến
- 4-7 quả táo tàu.
- Đường ăn kiêng
Cách thực hiện:
- Ngâm tổ yến rút lông cho mềm, cho vào hũ chưng yến khoản 10gr yến tươi (yến đã ngâm mềm).
- Cho đường ăn kiêng, táo tàu đã cắt lát, châm nước lọc đầy hủ.
- Sau đó cho vào nồi chưng cách thủy khoảng 20 phút.
- Để nguội và thưởng thức, nếu để trong ngăn mát thì sẽ ngon hơn đấy ạ.
Vì Tổ yến An Bình sử dụng đường ăn kiêng nên Yến hũ chưng sẵn táo tàu vẫn thơm ngon, hấp dẫn vẫn đảm bảo được sức khỏe cho người dùng.
– Nấu cháo tổ yến với gạo mầm
Nguyên liệu:
- 4g tổ yến rút lông
- 1/2 bát gạo mầm
- 20g thịt bằm
- Hành ngò và các loại gia vị vừa đủ.
Cách thực hiện:
- Tổ yến rút lông đem ngâm nước sạch trong 1-3 phút.
- Chưng cách thủy yến sào trong 20 phút.
- Gạo mầm ngâm nước sạch 40 phút rồi đem nấu cháo cho nở đều, nêm gia vị (chú ý nêm nhạt)
- Thêm thịt bằm vào cháo, đảo đều.
- Yến sau khi chưng lên thì cho vào cháo đậy nắp trong 5 phút.
- Rắc hành ngò, cho cháo ra bát và thưởng thức.
– Chưng yến sào với đường cho người bị tiểu đường
Nếu muốn tận hưởng hương vị của món yến sào chưng với đường, bạn vẫn có thể sử dụng những loại đường dành riêng cho người tiểu đường được bán trong các siêu thị, tiệm thuốc. Những loại đường này đã được kiểm định là an toàn với người tiểu đường, không làm tăng đường huyết đột ngột.
Bên cạnh đó, bạn có thể chế biến tổ yến thành những món mặn đa dạng khác như: Gà ác hầm tổ yến, súp yến cua, tổ yến sào hầm bồ câu non… Những món ăn này vừa bổ dưỡng, không chứa đường, ít tinh bột nên rất tốt để bồi bổ chất dinh dưỡng cho người tiểu đường.
Xem thêm: Thời điểm ăn yến tốt nhất trong ngày